Nguyên tắc phối màu nhà ở là gì? Có bao giờ thắc mắc tại sao khi trang trí nhà chỉ có vài ba màu nhưng lại cực kỳ thu hút ánh nhìn. Mấu chốt đó là biết cách phối màu một cách chuẩn xác.

Nếu bạn đang sử dụng màu theo “cảm tính” mà không có sự tính toán kỹ lưỡng thì hôm nay Madu Home xin chia sẻ với bạn 5 nguyên tắc phối màu trong thiết kế nội thất nhà ở để bạn chắc chắn biết cách tô điểm cho căn nhà trở nên thật bắt mắt và ấn tượng nhất.

1. Nguyên tắc phối màu cơ bản – Tại sao cần phải biết

Màu sắc trong thiết kế là điều tối cần thiết. Một bản thiết kế đẹp không chỉ nằm ở bố cục, cách bố trí hình ảnh và thông điệp một cách hợp lý mà còn nằm ở việc phối kết hợp các mảng màu hợp lý.

Màu sắc sẽ giúp bản thiết kế có điểm nhấn, nổi bật được chủ thể chính và ý đồ của người làm thiết kế.

nhà ở; nguyên tắc phối màu trong thiết kế
Nguyên tắc phối màu trong thiết kế nội thất nhà ở

1.1 Để làm nổi bật được chủ thể

Trước một bản thiết kế có màu sắc đẹp, nếu không có tư duy cơ bản về màu sắc thì ta sẽ chỉ đơn thuần nhìn nó là một bản thiết kế có màu sắc hài hòa. Nhưng nếu hiểu về nguyên tắc phối màu cơ bản ta sẽ hiểu được vì sao màu sắc trong  tác phẩm lại đep, đẹp như thế nào. Từ đó ta có thể học hỏi được những cách sắp xếp màu đẹp trong các thiết kế của nhiều người khác nhau để tạo nên màu sắc trong thiết kế của mình.

1.2 Hiểu được dụng ý sắp xếp màu sắc của nhà thiết kế

Việc phối màu trong thiết kế nhiều khi còn mang dụng ý riêng mà nhà thiết kế muốn truyền tải. Ví dụ như nhấn mạnh vào điểm nào, màu sắc nào thể hiện sự đam mê, tươi sáng, trẻ trung hay quyền lực, sang trọng…Hiểu về nguyên tắc phối màu cơ bản sẽ giúp ta hiểu được nhiều thứ hơn chỉ là màu sắc bên ngoài.

1.3 Vận dụng nguyên tắc phối màu cơ bản vào trong chính tác phẩm thiết kế của mình

Hiểu về nguyên tắc phối màu cơ bản sẽ giúp tác phẩm thiết kế trở nên chuyên nghiệp hơn, phù hợp với từng đối tượng cụ thể hướng tới. Việc phối màu trong tác phẩm thiết kế cũng là một phần quan trong quyết định giá trị của bản thiết kế. Khi đã sử dụng thuần thục các nguyên tắc phối màu cơ bản ta có thể tạo ra một tác phẩm ấn tượng của riêng mình.

2. Nguyên tắc phối màu trong thiết kế nội thất

Cách pha trộn màu sắc

Hiện tại, có hàng ngàn, hàng triệu màu sắc khác nhau nhưng tất cả đều được phân chia thành 12 màu trên bảng màu. Bắt đầu bằng 3 màu cơ bản: Đỏ (Red) – Vàng (Yellow) – Xanh (Blue). 3 màu này được gọi là 3 màu này còn được gọi là màu cấp 1. Việc pha trộn các màu cấp 1 theo tỉ lệ khác nhau sẽ tạo nên các màu khác.

Nối tiếp màu cấp 1, ta có 3 màu cấp 2 bằng cách pha trộn 2 màu cấp 1 với nhau theo tỷ lệ 50-50. Cụ thể như sau:

– Màu tím (Purple) = đỏ + xanh

– Màu cam (Orange) = đỏ + vàng

– Màu xanh lá (Green) = vàng + xanh

Cuối cùng, màu cấp 3 có 6 màu. CHúng được sinh ra bằng cách trộn màu cấp 2 với màu cấp 1 theo tỷ lệ 50-50. Cụ thể các màu đó như sau:

– Yellow Green = vàng + xanh lá

– Yellow Orange = vàng + cam

– Blue green = Xanh + xanh lá

– Blue purple = xanh + tím

– Red purple = đỏ + tím

– Red orange = đỏ + cam

Như vậy ta đã có 12 màu trên bảng màu tiêu chuẩn. Từ bảng màu này sẽ sinh ra các quy tắc phối màu cũng như tạo thêm những màu sắc khác bằng việc trộn thêm màu trắng, đen hoặc các màu trong bảng với nhau. Việc sáng tạo nên màu sắc là không giới hạn.

2.1. Quy tắc phối màu số 1 – Phối màu đơn sắc

Quy tắc phối màu này đơn giản và dễ thực hiện nhất. Bạn chỉ cần chọn một màu trên bảng màu. Sau đó linh hoạt tạo nên độ đậm nhạt của màu ấy bằng cách hòa trộn với màu đen hoặc trắng. Việc phối màu đơn sắc sẽ không làm người nhìn sao nhãng, không bị bối rối hay mất tập trung. Nhờ vào sự đơn giản, không cầu kỳ mà người nhìn sẽ cảm thấy dễ chịu với không gian nội thất đồng bộ màu sắc. Tuy nhiên, nhược điểm của quy tắc phối màu đơn sắc chính là khó tạo điểm nhấn cho căn nhà.

nhà ở
Nguyên tắc phối màu trong thiết kế nội thất nhà ở

2.2. Quy tắc phối màu số 2 – Phối màu tương đồng

Phối màu tương đồng (Analogouslà cách phối các màu gần nhau (thường là 3 màu) trên vòng tròn màu để tạo nên những màu sắc nhã nhặn và đẹp mắt. Cách phối màu này phong phú về màu sắc hơn so với phối màu đơn sắc.

Với 3 màu phối hợp, kiểu phối màu tương đồng này đa dạng màu và dễ tạo điểm nhấn cho không gian hơn quy tắc số 1. Nhìn vào một thiết kế nội thất được phối màu tương đồng, bạn sẽ thấy chúng không hề rối mắt, phức tạp. Trái lại nhìn rất dịu mắt. Để vận dụng tốt quy tắc này, bạn hãy chọn một màu chủ đạo, dùng màu chủ đạo cho 60% không gian.

nhà ở
Nguyên tắc phối màu trong thiết kế nội thất nhà ở
nhà ở
Nguyên tắc phối màu trong thiết kế nội thất nhà ở

Tiếp theo đó dùng 30% không gian với màu yellow green. Cuối cùng, màu yellow orange dùng cho những chi tiết không quá quan trọng trong không gian. Thường là dùng cho các vật dụng trang trí. Như vậy, bạn đã có một không gian được phối màu tương đồng hoàn hảo.

2.3. Quy tắc phối màu số 3 – Phối màu bổ túc xen kẽ

Phối màu bổ túc xen kẽ là lựa chọn hoàn hảo nếu bạn muốn tác phẩm của mình trở nên cuốn hút và ấn tượng với người xem ngay từ cái nhìn đầu tiên. Kỹ thuật phối màu này sử dụng 3 màu ở 3 góc khác nhau trên vòng tròn màu tạo nên 1 đường chéo cân. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm 1 màu thứ tư với yêu cầu là màu này phải đối xứng với 1 trong 2 màu tạo nên đáy 2 của 2 đường chéo nhau.

Một cách dễ hình dung cách phối màu bổ túc xen kẽ chính là chọn màu theo hình tam giác cân. Bạn chọn 1 màu chủ đạo bất kỳ mà mình yêu thíc. Tiếp đó chọn thêm 2 màu trên bảng màu để chúng tạo thành một tam giác cân. Cuối cùng, sử dụng linh hoạt 3 màu này để trang trí cho ngôi nhà của bạn.

nhà ở; nguyên tắc phối màu trong thiết kế
Nguyên tắc phối màu trong thiết kế nội thất nhà ở

2.4. Quy tắc phối màu số 3 – Phối màu tương phản

Phối màu tương phản là cách dùng 2 màu đối xứng nhau trên bảng màu. Cách phối màu này tạo nên sự đối lập trong màu sắc, tạo hiệu ứng thị giác vô cùng tốt. Thể hiện rõ từng hình khối, góc cạnh, ý đồ của kiến trúc sư. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng tỉ lệ phân bổ hai màu này không phải là 50-50 đâu bạn nhé. Bạn cần chọn 1 màu làm tông chính (ví dụ màu xanh), sử dụng màu này cho phần lớn kiến trúc, nội thất trong nhà. Sau đó dùng màu tương phản của màu xanh là màu đỏ để tạo nên những điểm nhấn cho kiến trúc.

2.5. Quy tắc phối màu số 5 – Phối màu bổ túc bộ 3

Thông thường, nếu bạn muốn tạo nên một không gian cân bằng, hài hòa thì quy tắc phối màu này rất thích hợp. Quy tắc này tạo thành một tam giác đều trên bảng màu. 3 màu này tạo nên sự cân bằng màu sắc. Vì ba màu nằm ở ba góc khác nhau trên vòng tròn màu nên chúng kết hợp và bổ sung với nhau tạo nên một sự cân bằng cho phối màu này. Cũng chính vì sự cân bằng này, tuy có đến ba màu được sử dụng nhưng bạn sẽ thỉnh thoảng thấy phối màu này khá đơn điệu và an toàn.

nhà ở
Nguyên tắc phối màu trong thiết kế nội thất nhà ở
nhà ở
Nguyên tắc phối màu trong thiết kế nội thất nhà ở
nhà ở
Nguyên tắc phối màu trong thiết kế nội thất nhà ở

Trên đây là 5 quy tắc phối màu chuẩn trong thiết kế nội thất. Bạn thấy quy tắc nào dễ dàng ứng dụng và đẹp mắt nhất? Nếu bạn cần thêm tư vấn để sở hữu được căn nhà như mong muốn, hãy liên hệ với Madu Home qua hotline: 0931.909.377 nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng đem đến sự hài lòng nhất cho bạn.

𝗠𝗔𝗗𝗨 𝗛𝗢𝗠𝗘
Ngôi nhà của bạn – Sứ mệnh của chúng tôi
• 𝑭𝒂𝒏𝒑𝒂𝒈𝒆: MADU HOME
• 𝑾𝒆𝒃𝒔𝒊𝒕𝒆: https://maduhome.vn/
• 𝑨𝒅𝒅𝒓𝒆𝒔𝒔: 186 Đoàn Khuê – P. Khuê Mỹ – Q.Ngũ Hành Sơn
• 🅟🅗🅞🅝🅔: 0931.909.377 – 035.452.5566
• Mã số thuế: 0402044487

Bài viết liên quan

thiết kế nhà đẹp

Thiết kế nhà đẹp – Ấn tượng từ cái nhìn đầu tiên

Nếu bạn đang tìm kiếm mẫu thiết kế nhà đẹp thì trong bài viết này, Madu Home sẽ gửi đến bạn các mẫu nhà đẹp nhất 2023, đảm bảo phù hợp với nhu cầu, tài chính của gia đình bạn. Cùng theo chân Madu Home nhé! Xu hướng thiết kế nhà đẹp cấp

cafe vườn

Thiết kế quán cafe sân vườn hút khách

Quán cafe vườn đã và đang là mô hình được ưa chuộng vì đây là nơi để khách hàng vừa được thưởng thức những ly cà phê thơm ngon, vừa có thể hòa mình với thiên nhiên trong lành, xanh mát. Mỗi quán cafe sân vườn đều phải có phong cách thiết kế

kích thước cửa sổ

KÍCH THƯỚC CỬA SỔ CHUẨN, HỢP PHONG THUỶ LÀ BAO NHIÊU?

Cửa sổ được ví như “đôi mắt thần” của ngôi nhà, không chỉ để thông gió giúp không gian thoáng mát hơn, mà còn tác động lớn đến toàn bộ phong thủy nhà ở. Vậy kích thước cửa sổ theo phong thủy là bao nhiêu? Tính kích thước cửa sổ 2 cánh, 4