Độ dốc mái có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của ngôi nhà. Một ngôi nhà có độ dốc mái phù hợp sẽ đảm bảo độ bền, hạn chế hiện tượng đọng nước, dột nước mỗi khi trời mưa. Đặc biệt tăng tính thẩm mĩ cho ngôi nhà của bạn.
Trong bài viết dưới đây Madu Home sẽ chia sẻ với các bạn cách tính độ dốc mái nhà của các loại mái phổ biến nhất hiện nay. Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
cách tính độ dốc mái nhà
Cách tính độ dốc mái nhà

1. Độ dốc của mái là gì?

Độ dốc mái được hiểu là độ nghiêng của mái khi hoàn thiện so với mặt phẳng nằm ngang. Khi thi công mái cần một độ nghiêng nhất định để đảm bảo thoát nước tốt tránh gây ra tình trạng đọng nước hay thấm dột. Mỗi loại mái sẽ có một độ dốc khác nhau.

Độ dốc của mái phụ thuộc vào chất liệu được sử dụng để làm mái và kết cấu công trình. Mái càng dốc thì thoát nước càng nhanh nhưng sẽ khá tiêu hao vật liệu.

cách tính độ dốc mái nhà
Cách tính độ dốc mái nhà

2. Cách tính độ dốc mái nhà chuẩn kỹ thuật

Độ dốc mái càng lớn thì khả năng thoát nước càng nhanh. Xét về tiêu chuẩn trong tính độ dốc mái nhà thì đã được quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4604:2012 như sau:

– Tấm lợp amiăng xi măng: độ dốc từ 30% đến 40%;

– Mái lợp tôn múi: độ dốc từ 15 % đến 20 %;

– Mái lợp ngói: độ dốc từ 50 % đến 60 %;

– Mái lợp tấm bê tông cốt thép: độ dốc từ 5 % đến 8 %.

Đối với nhà có độ dốc của mái nhỏ hơn 8% phải tạo khe nhiệt ở lớp bê tông cốt thép chống thấm. Khoảng cách giữa các khe nhiệt cần lấy lớn hơn 24m theo dọc nhà.

cách tính độ dốc mái nhà
Cách tính độ dốc mái nhà
2.1. Cách tính độ dốc của mái tôn
Mái tôn là loại mái hiện đã và đang rất được ưa chuộng cho xây dựng nhà ở cùng các công trình kiến trúc khác. Để có được một mái tôn đẹp, chất lượng và đảm bảo độ dốc hoàn hảo bạn cần phải lưu ý những điều sau.
2.1.1. Tiêu chuẩn để đo độ dốc mái tôn đúng kỹ thuật
Với mái được lợp bằng tôn sẽ có độ dốc tối thiểu là 10%. Trong đó:
• Độ dốc của mái tôn lợp nhà
Phụ thuộc vào từng công trình xây dựng nhà ở hoặc nhà xưởng mà thiết kế mái có độ dốc thật phù hợp. Đối với mái tôn lợp nhà cần có độ dốc tối thiểu là 10% để đảm bảo nước mưa có thể chảy xuống dễ dàng, không bị ứ đọng nước trên mái tôn 1 lớp, 3 lớp hoặc mái tôn chống nóng.
• Độ dốc mái tôn sàn bê tông và sàn vệ sinh
Với mái tôn sàn vệ sinh, sàn bê tông thì phải có độ dốc mái tối thiểu là 15% để đảm bảo việc thoát nước dễ dàng hơn.
• Độ dốc của mái tôn lợp tầng hầm
Tiêu chuẩn của độ dốc mái tôn lợp tầng hầm còn phụ thuộc rất nhiều vào độ dốc của tầng hầm và đa phần chúng sẽ có độ dốc tối đa là 20%.
cách tính độ dốc mái nhà
Cách tính độ dốc mái nhà
2.1.2. Cách tính độ dốc mái tôn hợp lý nhất
Độ dốc của mái tôn là tỷ số giữa chiều cao/ chiều dài mái tôn sẽ được tính bằng công thức:
i= m x 100% = (H/L) x 100%
Trong đó:
i là độ dốc,
H là chiều cao mái,
L là chiều dài của mái,
m là hệ số độ dốc mái m = H/L
Ví dụ: độ dốc 10% có chiều cao mái H = 1m, chiều dài mái L = 10m.
2.2. Cách tính độ dốc của mái ngói
Từ xưa đến nay mái ngói vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của con người trong xây dựng nhà cửa cùng các công trình khác nhau. Bởi chúng mang đến vẻ đẹp sang trọng, hiện đại cho cả ngôi nhà.
cách tính độ dốc mái nhà
Cách tính độ dốc mái nhà
2.2.1. Thông số kỹ thuật của mái ngói tiêu chuẩn
Độ dốc m và độ dốc I là hai thông số kỹ thuật quan trọng mà bạn cần phải nắm vững khi tính độ dốc mái ngói.
Công thức tính độ dốc alpha m = H/L = tan. Trong đó: anpha là kí hiệu độ dốc, H là chiều cao và L là chiều dài của mái.
Độ dốc đẹp của mái nhà sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ “vàng” của mái. Tỷ lệ vàng chính là tỷ lệ giữa hai cạnh góc vuông của một tam giác. Từ đó ta có thể thấy anpha thẩm mị của mái ngói đẹp sẽ dao động trong khoảng 30 – 35 độ.
Với tỷ lệ dốc đẹp này thì mái ngói sẽ có độ dốc vừa phải không quá cao và nếu như không đạt tỷ lệ vàng sẽ khiến cho gia chủ tốn nhiều chi phí xây dựng và sửa chữa hơn. Đồng thời nếu độ dốc thấp hơn tỷ lệ vàng thì ngôi nhà sẽ không đảm bảo được tính thẩm mĩ cũng như khả năng thoát nước của mái.
2.2.2. Công thức tính độ dốc mái ngói
Công thức tính độ dốc của mái ngói trong xây dựng:
• Độ dốc I sẽ được tính bằng công thức: i= H/L *100%= arctan
• Độ dốc m được tính bằng công thức: m = tan hoặc m = H/2L ( theo cách tính truyền thống).
cách tính độ dốc mái nhà
Cách tính độ dốc mái nhà
Như vậy, qua bài viết trên đây Madu Home đã chia sẻ với các bạn một số cách tính độ dốc mái nhà chính xác và được dùng nhiều nhất hiện nay. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức thật bổ ích trong thiết kế xây dựng tổ ấm của gia đình mình.
𝗠𝗔𝗗𝗨 𝗛𝗢𝗠𝗘
Ngôi nhà của bạn – Sứ mệnh của chúng tôi
• 𝑭𝒂𝒏𝒑𝒂𝒈𝒆: MADU HOME
• 𝑾𝒆𝒃𝒔𝒊𝒕𝒆: https://maduhome.vn/
• 𝑨𝒅𝒅𝒓𝒆𝒔𝒔: 186 Đoàn Khuê – P. Khuê Mỹ – Q.Ngũ Hành Sơn
• 🅟🅗🅞🅝🅔: 0931.909.377 – 035.452.5566
• Mã số thuế: 0402044487

 

Bài viết liên quan

thiết kế nhà đẹp

Thiết kế nhà đẹp – Ấn tượng từ cái nhìn đầu tiên

Nếu bạn đang tìm kiếm mẫu thiết kế nhà đẹp thì trong bài viết này, Madu Home sẽ gửi đến bạn các mẫu nhà đẹp nhất 2023, đảm bảo phù hợp với nhu cầu, tài chính của gia đình bạn. Cùng theo chân Madu Home nhé! Xu hướng thiết kế nhà đẹp cấp

cafe vườn

Thiết kế quán cafe sân vườn hút khách

Quán cafe vườn đã và đang là mô hình được ưa chuộng vì đây là nơi để khách hàng vừa được thưởng thức những ly cà phê thơm ngon, vừa có thể hòa mình với thiên nhiên trong lành, xanh mát. Mỗi quán cafe sân vườn đều phải có phong cách thiết kế

kích thước cửa sổ

KÍCH THƯỚC CỬA SỔ CHUẨN, HỢP PHONG THUỶ LÀ BAO NHIÊU?

Cửa sổ được ví như “đôi mắt thần” của ngôi nhà, không chỉ để thông gió giúp không gian thoáng mát hơn, mà còn tác động lớn đến toàn bộ phong thủy nhà ở. Vậy kích thước cửa sổ theo phong thủy là bao nhiêu? Tính kích thước cửa sổ 2 cánh, 4