Thiết kế shop thời trang ấn tượng, bắt mắt giúp chủ cửa hàng thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Tuy nhiên, vấn đề làm đau đầu không ít chủ cửa hàng quần áo nhỏ là thiết kế thế nào cho phù hợp. Nếu bạn cũng gặp phải khó khăn này, hãy tham khảo hướng dẫn những mẫu thiết kế shop thời trang nữ nhỏ xinh của Madu Home nhé!
Tại sao cần phải thiết kế shop thời trang trông thật bắt mắt?
Đã từ lâu, shop thời trang luôn là nơi các tín đồ thời trang tìm đến để thỏa niềm đam mê. Mặc dù bước vào thời đại 4.0, mua sắm online bùng nổ nhưng thị hiếu mua sắm mặt hàng thời trang không thay đổi nhiều. Khách hàng thích được tận mắt, tận tay thử sản phẩm trước khi quyết định mua. Chính vì vậy việc thiết kế shop thời trang rất quan trọng để thu hút khách hàng tham quan, mua sắm.
Đối với mặt bằng nhỏ, tầm quan trọng của việc thiết kế shop thời trang càng được nâng cao. Làm sao để tận dụng tối đa diện tích, làm sao để khách hàng cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình mua sắm… tất cả tùy thuộc vào shop của bạn được thiết kế như thế nào.
Các sản phẩm của bạn chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và giá thành phù hợp chưa đủ để kinh doanh thành công nếu như bạn không có khách hàng. Nếu shop được thiết kế đẹp, bắt mắt, tạo sự hiếu kỳ kéo khách hàng đến với shop, cơ hội bán được sản phẩm càng cao và đạt được doanh thu tốt.
Cuối cùng, khi thị trường cạnh tranh khốc liệt với hàng chục, hàng trăm shop thời trang cùng mọc lên thì bạn cần có được vẻ độc đáo riêng không lẫn với bất kỳ shop nào. Có như vậy khách hàng mới nhớ đến bạn mỗi khi có ý định mua sắm.
Những tiêu chí cho một cửa hàng thời trang nhỏ xinh
Để thiết kế shop thời trang nữ nhỏ xinh không hề đơn giản. Kiến trúc sư cần phải có nhiều kinh nghiệm lẫn kiến thức thì mới có thể tạo được một không gian nội thất ấn tượng. Khi lên ý tưởng bố trí nội thất cho cửa hàng, người thiết kế cần phải chú ý những yếu tố sau:
– Phải đảm bảo độ thông thoáng để khách hàng có thể cảm thấy sự thân thiện và dễ chịu mỗi khi bước vào cửa hàng.
– Nếu không gian quá hạn chế thì chỉ cần trang trí nhẹ nhàng, gọn nhẹ là đủ để gây ấn tượng tốt.
– Ưu tiên lựa chọn những món nội thất có kiểu dáng phù hợp với phong cách cửa hàng và kích thước nhỏ để tiết kiệm không gian.
Những yếu tố cần quan tâm khi thiết kế cửa hàng
– Mặt tiền của shop
Nếu như ví shop thời trang là một cô gái thì mặt tiền của shop chính là gương mặt của cô gái đó. Một gương mặt đẹp, hoàn hảo, được trang điểm phù hợp sẽ luôn luôn cuốn hút ánh nhìn của người đối diện. Do đó, thiết kế mặt tiền shop thời trang vô cùng quan trọng. Nó tạo thiện cảm với khách hàng ngay từ cái nhìn lướt qua đầu tiên, giúp khách hàng quyết định có bước vào xem các sản phẩm bên trong hay không.
– Thiết kế biển hiệu
Biển hiệu phải thể hiện được tên shop, logo và địa chỉ rõ ràng. Diện tích biển hiệu cần đủ lớn để khách dễ nhìn, dễ đọc. Đồng thời lắp đặt đèn để chiếu sáng ban đêm.
Đối với shop quần áo, bảng hiệu chính là “vũ khí” giúp cửa hàng trở nên ấn tượng hơn trong mắt khách hàng tiềm năng. Bảng hiệu còn là công cụ để quảng bá cho tên tuổi cửa hàng cũng như là góp phần định vị trong tâm trí người mua một cách hiệu quả.
Khi lựa chọn thiết kế bảng hiệu, chủ cửa hàng cần quan tâm đến tính thẩm mỹ của nó. Một chiếc bảng hiệu được thiết kế chỉn chu chính là cách để thể hiện cho sự chuyên nghiệp và đẳng cấp của cửa hàng thời trang.
– Sắp xếp lối đi trong shop
Shop thời trang cần được bố trí ngăn nắp, gọn gàng, tạo lối đi thông thoáng. Đừng để shop của bạn lộn xộn như một kho chứa quần áo khiến khách hàng mất thiện cảm. Sắp xếp gọn gàng giúp khách đi lại thoải mái, tập trung quan sát sản phẩm thay vì thi thoảng phải nhìn xuống đất để tìm chỗ đặt chân.
Đối với shop thời trang nhỏ, hãy đặt các tủ đồ, móc treo quần áo sát tường. Với những khoảng tường trống trên cao, hãy thử treo những set đồ phối sẵn lên đó. Vừa có công dụng trang trí, lấp khoảng trống, vừa có tác dụng trưng bày những style quần áo độc đáo.
– Vị trí quầy thu ngân
Quầy thu ngân nên đặt ở bên trái cửa ra vào. Vị trí này mang đến 2 công dụng, một là kiểm soát được khách ra vào, hạn chế tối đa tình trạng mất cắp nếu có kẻ xấu trà trộn. Công dụng thứ hai là để khách hàng đi dạo hết toàn bộ cửa hàng trước khi thanh toán và ra về. Có thể nhu cầu mua sắm của khách hàng sẽ phát sinh trong lúc dạo xem đó. Hãy tạo thật nhiều cơ hội mua sắm cho khách hàng.
– Bố trí phòng thử đồ
Phòng thử đồ hãy đặt ở phía trong cùng của shop. Tùy diện tích tổng thể của shop mà bố trí 1 hay 2 phòng thử đồ là đủ. Có thể dựng vách ngăn thành từng phòng nhỏ riêng biệt hoặc dùng rèm kéo dày và kín. Trong phòng thử đồ phải có gương lớn, soi toàn thân để khách đánh giá được sản phẩm có phù hợp với bản thân hay không. Bên cạnh đó, các móc treo đồ cũng cần thiết. Đừng để khách loay hoay tìm nơi đặt quần áo vừa thay ra nhé.