Nhà hàng phong cách Nhật Bản không chỉ gây ấn tượng bởi sự cầu kỳ và hoàn mỹ, mà còn mang đậm nét văn hoá của “xứ sở hoa anh đào”.
Thiết kế nhà hàng phong cách Nhật Bản luôn khiến người ta thấy ấn tượng về sự sang trọng. Nếu bạn đang tìm kiếm ý tưởng thiết kế trang trí nhà hàng kiểu Nhật thì không nên bỏ qua bài viết này, Madu Home sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích trong thiết kế nhà hàng kiểu Nhật.
Thiết kế nhà hàng Nhật Bản là gì?
Những công trình có kiến trúc, nội thất được thiết kế và bài trí theo phong cách đơn giản, gọn nhẹ, từng chi tiết gắn liền với văn hóa, con người và ẩm thực của “xứ sở hoa anh đào”.
Cảm nhận đầu tiên khi thực khách bước chân vào không gian nhà hàng thiết kế theo phong cách Nhật là sự tiện dụng, tính thẩm mỹ cao trong từng đường nét. Sự sang trọng, ấm cúng toát lên từ chính những món đồ nội thất gỗ đơn giản mà tinh tế.
Từ trần, sàn, ốp tường cho đến bàn ghế ăn, quầy bar đều được đóng bằng gỗ với màu nâu tự nhiên cùng những đường vân gỗ đẹp, độc đáo mang lại cho khách hàng những ấn tượng đặc biệt không thể nào quên khi lần đầu tiên đến với nhà hàng.
Điểm đặc biệt trong thiết kế nhà hàng Nhật là những điều nhỏ nhặt, bình thường nhất tưởng chừng không mấy ai quan tâm được “biến hóa” để mang lại giá trị lợi ích cao nhất, phục vụ cho hoạt động của nhà hàng cũng như thực khách.
Theo các kiến trúc sư, trong phong cách thiết kế nội thất Nhật Bản có một sự tỉ mỉ và cầu toàn đặc biệt, nếu không có chuyên môn, kinh nghiệm và tinh thần làm việc nghiêm túc sẽ khó tạo nên một công trình đẹp, chất lượng.
Các mô hình nhà hàng kiểu Nhật được yêu thích nhất
Với sự tỉ mỉ và cầu toàn trong mọi mặt, ẩm thực Nhật Bản có thể coi là một “bộ môn nghệ thuật” của sự hoàn mỹ, từ cách chế biến cho đến cách thưởng thức. Các mô hình kinh doanh nhà hàng Nhật Bản được yêu thích nhất tại Việt Nam như nhà hàng shushi, nhà hàng lẫu nướng Nhật Bản, nhà hàng Ryotei, nhà hàng Sashimi. Cùng tham khảo nhé!
Nhà hàng sushi
Đây chính là hình thức kinh doanh không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà còn tại nhiều quốc gia trên thế giới, từ châu Á đến châu Mỹ, châu Âu. Đặc điểm nhận biết khó mà nhầm lẫn của các nhà hàng sushi chuẩn Nhật chính là những tấm rèm noren có tên nhà hàng ở trước cửa.
Ở bên Nhật, khi bạn nhìn thấy tấm rèm, tức là đang mở cửa. Nếu bạn không thấy rèm noren trước cửa tức là nhà hàng hiện chưa hoạt động, đã đóng cửa.
Nhà hàng lẩu nướng Nhật Bản
Phong cách Nhật Bản cũng là một trong những “cơn sốt” về ẩm thực và phong cách thiết kế gần đây. Mô hình này nhận được nhiều sự quan tâm và đầu tư hơn cả, bởi nó đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, từ bình dân cho đến cao cấp, mang đến hiệu quả kinh doanh cao.
Sashimi
Mô hình kinh doanh này chủ yếu phục vụ những vị khách sang chảnh thuộc tầng lớp thượng lưu. Thực đơn chủ yếu là sashimi – món ăn đỉnh cao của sự tinh tế trong ẩm thực Nhật.
Nguyên liệu trong các món sashimi chủ yếu là hải sản tươi sống, đặc biệt là các món cá như: cá hồi, cá ngừ, cá basa, cá đuôi vàng, cá nóc,… cùng với mực, bạch tuộc, tôm,…
Ngoài ra sẽ có thêm các món lẩu, nướng đặc trưng của Nhật Bản trong thực đơn.
Bởi vậy, khi thiết kế kiến trúc cũng như nội thất cho nhà hàng Nhật Bản này, tính tiện nghi đòi hỏi rất cao. Bên cạnh đó, yêu cầu về hệ thống kỹ thuật, đặc biệt là thiết bị hút mùi và xử lý khói phải thực hiện đại, chất lượng, hiệu quả hoạt động tốt.
Ryotei
Nếu bạn muốn phục vụ các món ăn truyền thống của Nhật bản thì bạn nên chọn mô hình này. Đây có thể coi là loại hình tổng hợp, thực đơn nhà hàng có đầy đủ các món ăn từ các loại bánh trái, các món canh, sushi, sashimi hay lẩu, nướng….
Tuy nhiên, muốn xây dựng mô hình này bạn phải có mặt bằng rộng lớn, để đưa các yếu tố kiến trúc truyền thống của Nhật vào một cách trọn vẹn và nổi bật nhất.
Phong cách thiết kế kiến trúc nhà hàng Nhật
Kiến trúc nhà hàng Nhật theo đuổi hai loại hình phong cách chính là Zen và hiện đại. Mỗi phong cách mang một vẻ đẹp riêng với những nét đặc trưng độc đáo.
Phong cách Zen
Trong tiếng Nhật, từ Zen có nghĩa là Thiền, đề cập đến một trạng thái tâm thức mang giá trị về trực giác, thiền định đã được chứng minh là phương pháp giúp duy trì cảm giác cân bằng và tĩnh tại.
Khi áp dụng trong thiết kế, phong cách Zen kích thích cảm giác mong muốn khám phá bởi vẻ ngoài tối giản, sản phẩm sau cùng luôn mang đến sự yên bình và thư giãn.
Phong cách thiết kế Zen phù hợp với số đông và không cần tuân theo các nguyên tắc nghiêm ngặt, Zen thường được kết hợp với phong cách Minimalist – sự đơn giản với bố cục rõ ràng.
Phong cách Zen là sự kết hợp giữa nội thất truyền thống Nhật Bản và phong cách tối giản Minimalism, dẫn dắt yếu tố thiên nhiên vào trong các công trình kiến trúc một cách khéo léo. Zen đã truyền cảm hứng về sự giản dị, góp phần giúp không gian trở nên thanh tịnh và lôi cuốn hơn.
Tông màu của đất, những màu sắc tự nhiên thường được chọn cho tường, trần và sàn nhà. Một chủ đề đơn sắc sẽ cho bạn cảm giác hài hòa.
Ví dụ: sơn tường màu trắng hoặc màu be nhạt và trang trí một vài điểm nhấn đơn giản.
Sàn gỗ tự nhiên là tối ưu nhất, hoặc thảm sàn với màu xám, kem hoặc màu be cũng sẽ phù hợp với điều kiện hiện có nếu bạn chưa sẵn sàng để thay thế vật liệu sàn.
Phong cách Nhật Bản hiện đại
Dù biến đổi từ phong cách cổ truyền sang đương đại hay hiện đại thì phong cách thiết kế kiến trúc và nội thất của người Nhật Bản vẫn có những dấu ấn văn hóa không thay đổi.
Kiến trúc nhà hàng Nhật Bản hiện đại vẫn luôn chú trọng đến sự hòa hợp với thiên nhiên, trọng sự đơn giản, tinh tế và tính tiện dụng.
Kiến trúc Nhật Bản hiện đại không bao giờ thiết kế nhiều chi tiết màu mè, không treo quá nhiều phụ kiện, tường cũng không sử dụng nhiều hoa văn.
Đơn vị thiết kế nhà hàng Nhật Bản chuyên nghiệp
Với đội ngũ kiến trúc sư, chuyên viên thiết kế sáng tạo, nhiệt huyết và giàu kinh nghiệm, nhanh nhạy trong việc nắm bắt xu hướng thiết kế nội thất, khách hàng sẽ luôn nhận được sự tư vấn tận tình. Madu Home luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành mọi lúc, mọi nơi.