Sở hữu một ngôi nhà đẹp, một không gian sống thư giãn theo phong cách của chính mình là điều mà bất cứ gia chủ nào cũng muốn. Tuy nhiên, để có được một công trình ưng ý nhất thì chủ công trình cần có kế hoạch xây dựng cũng như dự trù kinh phí tốt nhất. Hãy bỏ túi ngay những kinh nghiệm xây nhà mới nhất của Madu Home qua bài viết sau đây nhé!

QUY TRÌNH XÂY NHÀ TỪ A – Z

Khi bắt đầu xây nhà, mọi người không khỏi lúng túng bởi không biết bắt đầu từ đâu. Dưới đây, Madu Home xin được tóm tắt quy trình xây nhà một cách đầy đủ nhất:

1. Giai đoạn chuẩn bị

– Chọn cho mình mảnh đất phù hợp:

Phù hợp ở đây là vị trí thuận lợi, hướng đẹp (Nam hoặc Đông Nam là đẹp nhất), diện tích đủ với nhu cầu sử dụng ( quá to, xây lên không dùng hết công năng sẽ gây lãng phí, tốn kém vô ích). Mảnh đất lý tưởng có chiều rộng bằng 2/3 chiều dài.

– Xây dựng ý tưởng ban đầu:

Gia đình bàn bạc và quyết định xây nhà: Số tầng, số phòng, diện tích, đầu tư khoảng bao nhiêu tiền, nhu cầu sử dụng bao nhiêu năm,…

– Xem xét tài chính:

Từ ý tưởng sơ bộ hãy áng chừng chi phí, có thể hỏi những người đã từng có kinh nghiệm trong việc này. Xác định khoảng tiền bỏ ra, hết tiền thì vay hay huy động ở đâu?. Đây là điều QUAN TRỌNG nếu không muốn nhà xây dở dang, lãng phí tiền của và thời gian.

Kinh nghiệm:

  • Hãy viết tất cả các khoản chi phí cần thanh toán, tính số tiền tổng xây dựng và hãy thêm 10% trong tổng số để dự trù kinh phí (Phòng thay đổi khi bạn muốn thay đổi thiết kế ban đầu và thay đổi sang vật tư tốt hơn).
  • Hoặc hãy tìm người lập dự toán. Họ sẽ làm công việc bóc tách, tính toán lượng vật tư,…và họ sẽ tính cho bạn kinh phí xây dựng một cách rất chính xác.
kinh nghiệm xây nhà
Kinh nghiệm xây nhà

– Thời điểm xây nhà hợp lý:

  • Xem tuổi xây nhà: “Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”. Mục đích của việc xem tuổi khi xây nhà là để gia chủ có thể chọn được thời gian phù hợp nhất để việc xây dựng được thuận buồm xuôi gió, tài vận hanh thông, gia đình êm ấm. Một người được xem là được tuổi xây nhà khi không phạm vào 3 hạn Tam Tai, Kim Lâu và Hoang Ốc.
  • Xây nhà vào mùa thời tiết thuận lợi: Tránh mùa mưa bão để giảm ảnh hưởng xấu đến công trình và tiến độ thi công. Kinh nghiệm xây nhà cho thấy thường người ta chọn thời điểm từ tháng 8 -12 vì thời tiết mát mẻ, không còn mưa quá to, xây xong đón tết dọn về nhà mới.

– Xem xét phong thủy:

Phong thuỷ vừa được coi là môn khoa học về bố trí nhà cửa cũng được coi như một môn nghiên cứu về tâm linh. Kinh nghiệm xây nhà cho thấy nếu bạn tin và quan tâm thì hãy thuê một chuyên gia tư vấn phong thuỷ trước khi làm việc với Kiến Trúc Sư.

  • Chú ý: Khi chọn chuyên gia hãy chú ý đến năng lực, tên tuổi của họ, có thể đi xem các công trình đã làm trước đây của họ. Chọn đúng người tránh tiền mất tật mang.

– Thuê tư vấn thiết kế:

Đã qua cái thời xây nhà kiểu đơn giản hoá, rập khuôn theo kiểu truyền thống, không đầy đủ tiện nghi và không tối ưu được không gian, diện tích, lỗi thời. Lợi ích của việc thuê người thiết kế:

  • Kiến trúc sư giúp ta hình dung được cụ thể ngôi nhà của mình, ta sẽ dễ dàng điều chỉnh trên bản vẽ theo phù hợp với ý muốn.
  • Chọn được phương án bố trí, kiểu nhà tối ưu ngay từ đầu à trong quá trình xây dựng dễ làm việc với bên nhà thầu, tránh thay đổi, điều chỉnh khi thi công.
  • Đỡ mệt mỏi cho chủ nhà.
  • Tham khảo thêm một ít về mẫu nhà đẹp mà để xem bạn thích phong cách nào. Đặc biệt là những người có nền kinh tế vững vàng thì tham khảo các mẫu biệt thự đẹp.
  • Theo quy định của Bộ Xây Dựng: Nhà có diện tích > 250 m2, trên 3 tầng thì bắt buộc phải do cá nhân hoặc tổ chức có đủ năng lực thiết kế. Chủ nhà tự thiết kế là hành vi vi phạm pháp luật.
  • Lưu ý: Chủ nhà nên thoả thuận với KTS, yêu cầu KTS có mặt tại công trình tại những thời điểm quan trọng như đổ bê tông, xây tường… Bởi do điều kiện thi công có thể khác so với trên bản vẽ nên khi đó KTS sẽ kiểm tra và điều chỉnh thiết kế nếu có.
kinh nghiệm xây nhà
Kinh nghiệm xây nhà

– Khảo sát địa chất công trình:

  • Theo quy định của Bộ Xây Dựng: Nhà có diện tích > 250 m2, trên 3 tầng thì bắt buộc phải thuê nhà thầu có đủ năng lực hoạt động, chứng chỉ hành nghề làm công việc khảo sát.
  • Mục đích: Khảo sát địa chất công trình là cơ sở để thiết kế móng, kết cấu cho ngôi nhà đảm bảo không bị lún, sụt, nứt gãy trong tương lai.

– Thiết kế kiến trúc:

  • Là thiết kế diện mạo ngôi nhà, mặt tiền, bố trí phòng ốc, cầu thang, giếng trời,…
  • KTS sẽ tư vấn cho chủ nhà nên thiết kế, bố trí ngôi nhà thế nào để hài hoà về mặt phong thuỷ, nhu cầu, khả năng tài chính của chủ nhà, đến tính thẩm mỹ. Đây là giai đoạn tạo hình cho ngôi nhà của bạn.
kinh nghiệm xây nhà
Kinh nghiệm xây nhà

– Chọn nhà thầu thi công:

Sau khi thống nhất bản vẽ kiến trúc cuối cùng thì chủ nhà hãy đi tìm nhà thầu thi công. Sẽ khá mất thời gian để tìm ra 1 nhà thầu ưng ý nên bạn nên làm sớm. Kinh nghiệm xây nhà là chọn:

  • Căn cứ vào các công trình tương tự nhà thầu đã làm trước đây, đi quan sát, hỏi để đánh giá được năng lực, kinh nghiệm, sự chuyên nghiệp của nhà thầu.
  • Nhà thầu phải có đầy đủ giấy tờ hợp pháp chứng minh có khả năng, năng lực thi công.
  • Sau khi lựa được vài nhà thầu tiếp theo hãy chọn theo tiêu chí giá cả. (Để báo được giá thì nhà thầu cần bản vẽ kiến trúc và bản vẽ kết cấu nhà)
  • Sau khi thống nhất báo giá thi công thì tiến hành ký hợp đồng xây nhà.
  • Nên chọn nhà thầu thi công trọn gói.
kinh nghiệm xây nhà
Kinh nghiệm xây nhà

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ xây dựng nhà trọn gói uy tín.

Nhưng đến với MADU HOME, chúng tôi luôn cam kết làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất và sẽ mang đến cho bạn sự yên tâm và tin tưởng về ngôi nhà mơ ước của mình.

Tất cả khách hàng đều mong muốn lựa chọn được một đơn vị xây dựng nhà trọn gói chất lượng và MADU HOME đáp ứng được yêu cầu đó và luôn luôn có những tiêu chuẩn sau:

– Tư vấn phù hợp với mong muốn quý khách hàng, đảm bảo đúng thiết kế đã được duyệt

– Thiết kế hiện đại, đẹp, độc đáo và tiện nghi

– Báo giá xây dựng nhà trọn gói rõ ràng, đầy đủ

– Đảm bảo tiến độ thi công

– Đội ngũ kỹ sư giám sát chuyên nghiệp, nhiệt tình và có trách nhiệm

– Đội ngũ thi công kinh nghiệm nhiều năm trong nghề

– Bảo hành nhanh chóng

– Thiết kế kết cấu:

Đây là việc giữa kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng. Họ sẽ thiết kế bản vẽ cấu tạo, chi tiết cố thép gia cường cho các cấu kiện dầm, sàn, cột, móng của căn nhà,… và toàn bộ các vấn đề liên quan đến kĩ thuật thi công, nhằm đảm bảo khả năng chịu lực của ngôi nhà. Kết cấu ngôi nhà ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng, độ bền lâu của công trình.

– Xin cấp phép xây dựng:

Kinh nghiệm xây nhà cho chủ nhà:

Tìm hiểu ngôi nhà mình dự định xây có thuộc diện phải được cấp phép hay miễn. Hãy dành thời gian tìm hiểu thông tin từ các cơ quan chức năng, tìm hiểu quy định xây nhà tại địa bàn của nhà bạn:

+ Quy định về độ cao, phần nhô ra ngoài đường, % diện tích đất được xây, quy định về kiến trúc, quy định về tác động đến các công trình xung quanh hàng xóm,…
+ Yêu cầu về hồ sơ thiết kế, hồ sơ xin cấp phép.

Thời gian cơ quan cấp phép trả lời theo quy định là trên dưới 15 ngày. Mỗi một công trình có quy mô, vai trò khác nhau sẽ do một đơn vị cấp giấy phép khác nhau, bạn phải tìm hiểu rõ.

– Ký hợp đồng thi công với nhà thầu:

Trong hợp đồng, tuyệt đối lưu ý các khoản sau:

+ Tiến độ

+ Chất lượng vật tư

+ Giá trị hợp đồng

+ Tiến độ thanh toán

+ Khoản phí phát sinh và cách giải quyết

+ Chế độ giám sát

+ Phạt vi phạm hợp đồng

+ Bảo hành

2. Giai đoạn thi công

– Thông báo ngày khởi công đến phường xã:

Theo quy định chủ nhà phải thông báo ngày khởi công đến cơ quan cấp phép trước 7 ngày để biết và theo dõi thực hiện.

– Giám sát thi công:

Giám sát là người đảm bảo cho các công đoạn được thực hiện đúng quy trình, đúng kĩ thuật, đúng tiêu chuẩn, thiết kế,… giúp đảm bảo cho chất lượng công trình. Ngoài ra họ còn có thể tư vấn cho chủ nhà các cách để giảm thiểu chi phí, sử dụng và quản lí hiệu quả vật tư.

Chủ nhà có thế:

  • Tự giám sát nếu có kiến thức và kinh nghiệm
  • Thuê người có trình độ giám sát: Chủ nhà nên yêu cầu người giám sát viết nhật ký thi công một cách nghiêm túc, được các bên kiểm định và kí xác nhận sau mỗi ngày (Nhật ký thi công là tài liệu ghi lại các tình hình làm việc, sử dụng vật tư tại công trình theo hàng ngày giúp chủ nhà có thể theo dõi được tiến độ của công trình).

KINH NGHIỆM LÚC NGHIỆM THU, BÀN GIAO, HOÀN THÀNH ĐƯA VÀO SỬ DỤNG

Quyết toán theo hợp đồng từ trước.

Bàn giao công trình: Công trình xây lắp hoàn chỉnh và đạt yêu cầu chất lượng nghiệm thu.

  • Khi bàn giao: Bên thi công, nhà thầu phải dọn dẹp vệ sinh mặt bằng, giao lại toàn bộ hồ sơ và các vấn đề liên quan, đơn vị thi công phải rút hết tài sản ra khỏi khu vực công trình và trả lại đất mượn hay thuê để phục vụ thi công.
  • Hoạt động xây dựng được coi là kết thúc khi công trình bàn giao lại cho chủ nhà tuy nhiên nghĩa vụ theo hợp đồng xây dựng được chấm dứt hoàn toàn khi hết thời hạn bảo hành ngôi nhà.

Nghiệm thu là giai đoạn thực hiện sau khi kết thúc giai đoạn kiểm tra khâu hoàn thiện. Quá trình nghiệm thu phải có chủ nhà hay nhà đầu tư đối với những công trình lớn cùng với đơn vị giám sát và cũng để đảm bảo tính khách quan của công trình. Việc nghiệm thu phải được thực hiện với đầy đủ các hạng mục thi công từ bê tông, xây tô đến hệ thống kỹ thuật và hoàn thiện xem có đúng với yêu cầu thực tế, đúng với các tiêu chuẩn kỹ thuật và bản vẽ thi công hay không.

Theo nguyên tắc nghiệm thu công trình, trong suốt quá trình nghiệm thu nếu phát hiện ra bất kỳ vấn đề gì như có bộ phận của công trình không đạt yêu cầu về chất lượng thì sẽ quy về lỗi của nhà thầu. Theo đó, nhà thầu sẽ phải khắc phục, sửa chữa mọi vấn đề cũng như chịu tất cả chi phí.

kinh nghiệm xây nhà
Các lưu ý khi xây nhà

Tuy nhiên, nếu gia chủ khiến cho việc nghiệm thu không được thực hiện thì mọi vấn đề của ngôi nhà sẽ là chủ nhà chịu trách nhiệm và phải đền bù phí tổn thất cho nhà thầu.

Trên thực tế, hầu hết các chủ nhà đều không có đủ chuyên môn để tiến hành quy trình nghiệm thu công trình nên không thể biết được công trình đã đảm bảo chất lượng cũng như tiêu chuẩn đề ra chưa. Do đó, để việc nghiệm thu được tiến hành thì gia chủ cần phải thuê những người có chuyên môn, kinh nghiệm kiểm tra, nghiệm thu chất lượng và đưa ra những đánh giá chính xác nhất về công trình.

Đối với những bộ phận của công trình bị che cần phải tiến hành kiểm tra trước. Rồi lập ra một bảng vẽ hoàn công đầy đủ trước khi tiến hành nghiệm thu các bộ phận khác. Thông thường, để nghiệm thu công trình cần tiến hành theo 2 bước sau:

– Kiểm tra vật liệu, thiết bị: muốn biết nguyên vật liệu có đạt tiêu chuẩn hay không thì người nghiệm thu cần phải nhận hồ sơ về vật liệu, thiết bị từ nhà thầu.

– Thực hiện nghiệm thu công trình.

Trên đây là những kinh nghiệm xây nhà cùng với quy trình xây dựng một ngôi nhà mà Madu Home rút lại từ thực tế trong quá trình làm việc hoàn thiện nên bài viết nhằm giúp các bạn hình dung ra và có những kiến thức ban đầu trong việc xây nhà. Tuy nhiên, trong thực tế còn rất nhiều vấn đề khác nhau, từng tình huống mà chúng ta có cách giải quyết khác nhau. Hy vọng bài viết giúp bạn bỏ túi được một số kinh nghiệm khi tiến hành xây dựng ngôi nhà mơ ước của mình.

𝗠𝗔𝗗𝗨 𝗛𝗢𝗠𝗘
Ngôi nhà của bạn – Sứ mệnh của chúng tôi
• 𝑭𝒂𝒏𝒑𝒂𝒈𝒆: MADU HOME
• 𝑾𝒆𝒃𝒔𝒊𝒕𝒆: https://maduhome.vn/
• 𝑨𝒅𝒅𝒓𝒆𝒔𝒔: 186 Đoàn Khuê – P. Khuê Mỹ – Q.Ngũ Hành Sơn
• 🅟🅗🅞🅝🅔: 0931.909.377 – 035.452.5566
• Mã số thuế: 0402044487

 

Bài viết liên quan

thiết kế nhà đẹp

Thiết kế nhà đẹp – Ấn tượng từ cái nhìn đầu tiên

Nếu bạn đang tìm kiếm mẫu thiết kế nhà đẹp thì trong bài viết này, Madu Home sẽ gửi đến bạn các mẫu nhà đẹp nhất 2023, đảm bảo phù hợp với nhu cầu, tài chính của gia đình bạn. Cùng theo chân Madu Home nhé! Xu hướng thiết kế nhà đẹp cấp

cafe vườn

Thiết kế quán cafe sân vườn hút khách

Quán cafe vườn đã và đang là mô hình được ưa chuộng vì đây là nơi để khách hàng vừa được thưởng thức những ly cà phê thơm ngon, vừa có thể hòa mình với thiên nhiên trong lành, xanh mát. Mỗi quán cafe sân vườn đều phải có phong cách thiết kế

kích thước cửa sổ

KÍCH THƯỚC CỬA SỔ CHUẨN, HỢP PHONG THUỶ LÀ BAO NHIÊU?

Cửa sổ được ví như “đôi mắt thần” của ngôi nhà, không chỉ để thông gió giúp không gian thoáng mát hơn, mà còn tác động lớn đến toàn bộ phong thủy nhà ở. Vậy kích thước cửa sổ theo phong thủy là bao nhiêu? Tính kích thước cửa sổ 2 cánh, 4